
TẦM QUAN TRỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO EQ CỦA TRẺ
Đại học Harvard kết luận, khả năng thành công trong cuộc đời của một người có 20% phụ thuộc vào chỉ số IQ (chỉ số thông minh), trong khi EQ (trí tuệ cảm xúc) chiếm 80%. EQ là thứ có thể được nuôi dưỡng và hỗ trợ để phát triển sớm, ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Vậy, bố mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển EQ ngay từ nhỏ?

1. Giúp con hiểu và gọi tên cảm xúc
Đây là bước đầu tiên trong việc dạy con nâng cao EQ. Xác định đúng cảm xúc và nói về những cảm xúc đó là cách đúng đắn để giúp con hiểu tại sao con lại cảm thấy như vậy. Ví dụ, khi con bị bạn giành đồ chơi và khóc la, hãy nói: “Con thấy giận vì bạn lấy mất đồ mà con đang chơi phải không?”
2. Dạy trẻ đối phó với cảm xúc
Đôi khi, chính vì sự lúng túng do không biết bản thân phải làm gì, trẻ thường sẽ thể hiện các cảm xύc tiêu cực qua những hành vi đơn sơ mà trẻ biết làm ở thời điểm đó, như: cắn, đánh, nổi cơn gào khóc… Điều con cần là các gợi ý và các giải pháp của bố mẹ, chứ không phải sự trừng phạt hay đánh mắng.
Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Ví dụ, khi trẻ đang khóc, hãy đồng cảm với cảm xúc buồn bã của chúng: “Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?”. Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng “Ừ”, “Ồ” và “xin lỗi” khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.
3. Luôn phản hồi với cả những cảm xúc tích cực của con
Tương tự như việc phản hồi với những cảm xúc tiêu cực, bố mẹ cũng có thể hướng dẫn cho con biết nên làm gì mỗi khi con cảm thấy tự hào, vui sướng hay phấn khích. Ví dụ, những lần đầu tiên mà con làm thành công trò chơi nào đó, có thể con sẽ thể hiện nét mặt vô cùnɡ ngạc nhiên. Khi đó, nếu bố mẹ hào hứng cười và vỗ tay, con sẽ hiểu rằng khi làm được việc gì đó đáng tự hào, mọi người sẽ động viên và cổ vũ.
4. Hãy nhớ rằng, con luôn luôn quan sát, học hỏi và bắt chước mọi hành vi của bố mẹ.
Nếu muốn con trở thành người có năng lực EQ, hãy tự quản lý cảm xúc của chính mình. Nếu bố mẹ thường xuyên la lối khi bực tức, con cũng sẽ học cách phản ứng bằng việc hét to. Ngược lại, nếu bố mẹ đi chỗ khác để hít thở sâu khi tức giận, con sẽ dần hiểu rằng, khi con tức giận, con nên tìm chỗ nào đó để trấn tĩnh lại. Khi bố mẹ thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu cảm xύc của con, con cũng sẽ dần học được cách ghi nhận và đồng cảm với cảm xúc của người đối diện.
Đương nhiên, làm cha mẹ, chúng ta không thể lúc nào cũng cư xử cách hoàn hảo như trong sách vở được. Đặc biệt là những khi con ném thức ăn tán loạn, hoặc nổi cơn thịnh nộ nơi đông người, tôi hiểu rằng khó có cha mẹ nào có thể luôn giữ được bình tĩnh trọn vẹn. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta tự nhận thức được cảm xúc của bản thân, và luôn cố gắng hết sức để quản lý những cảm xúc ấy, và làm mẫu cho con trẻ nhìn thấy những điều mà bạn muốn chúng cư xử trong những tình huống giống như vậy, tôi tin là bạn đã đi đúng hướng rồi.