9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC HỌC NGÔN NGỮ Ở TRẺ
Việc học một ngôn ngữ mới ở trẻ giống như chứng kiến chúng lần đầu tiên học bơi vậy. Một số bé thì nhảy ngay xuống nước và khám phá xung quanh, một số lại cẩn thận nhón chân thử nhúng xuống nước rồi mới dần dần thả mình vào hồ bơi.
Rất nhiều người cho rằng khả năng học thêm một ngôn ngữ mới đối với trẻ là đến một cách tự nhiên, điều này không đúng. Quả thật là có một vài bé có khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới nhanh hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc kỹ năng học tiếng là một loại thiên phú thuộc về một số ít người. Chúng tôi thực sự cho rằng có không ít các yếu tố ảnh hưởng tới việc học ngôn ngữ ở trẻ.
Động cơ
Một đứa trẻ học ngoại ngữ là ép buộc hay tự bản thân mong muốn?
Khi một đứa trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc học thêm một ngôn ngữ đồng thời thấy được ứng dụng của ngoại ngữ trong đời sống như thế nào, chúng sẽ có thêm động lực để học tập tốt hơn. Những chương trình giảng dạy theo chủ đề, ngữ cảnh giúp cho các bé hào hứng tìm hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ mới. Khi các bé bắt đầu quan tâm tới một ngôn ngữ mới và thấy được những mối liên hệ ý nghĩa đối với cuộc sống xung quanh, các bé sẽ chấp nhận thử thách tham gia khám phá và tiếp thu nhanh hơn.
Hỗ trợ từ gia đình
Ở nhà các ba mẹ có sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp không? Mức độ tiếp xúc của trẻ với ngoại ngữ là bao nhiêu?
Mức độ tiếp xúc với ngoại ngữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng với việc tiếp nhận của trẻ. Nếu trong gia đình có người thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh, bé sẽ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ ngôn ngữ này. Tuy nhiên, với bố mẹ chưa biết tiếng Anh, cũng có rất nhiều giải pháp tạo điều kiện giúp con trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ ngay ở nhà như video, sách truyện; thậm chí việc học cùng con sẽ càng khiến bé cảm thấy hào hứng tiếp xúc với ngôn ngữ mới.
Kinh nghiệm
Ngôn ngữ bé đang học không phải là ngoại ngữ đầu tiên?
Khi một đứa trẻ đã từng học một ngôn ngữ trước đó, chúng sẽ có kinh nghiệm và việc học thêm một ngôn ngữ mới sẽ dễ dàng hơn. Người học ngoại ngữ có kỹ năng chuyển nghĩa, khả năng phân biệt quy tắc cũng như cấu trúc từ nhanh chóng.
Môi trường học tập
Các bé cảm thấy như thế nào trong lớp học?
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc tác động tới khả năng học ngôn ngữ của trẻ là cảm nhận khi tham gia lớp học. Không khí lớp căng thẳng và lạnh lùng hay sôi nổi và thoải mái? Mục tiêu và giá trị cốt lõi mà nhà trường muốn đem lại cho trẻ là gì? Môi trường học tập có tác động quan trọng tới khả năng học tập của trẻ, một môi trường an toàn và tích cực sẽ luôn giúp quá trình tiếp thu kiến thức của bé được tốt hơn.
Chiến lược giảng dạy
Giáo viên dạy như thế nào?
Cách các giáo viên ngôn ngữ giảng dạy ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu của trẻ. Làm thế nào để giáo viên giúp trẻ hiểu được những khái niệm của một ngôn ngữ mới? Làm thế nào để giáo viên chọn lựa các phương pháp giảng dạy khác nhau với những mức độ tiếp thu khác nhau? Ví dụ: Xem phim hoạt hình tiếng Anh sẽ đem lại hiệu quả học tập khác so với đọc, viết, biểu diễn (kịch nói/kể chuyện) bằng tiếng Anh. Hướng dẫn trẻ trực tiếp tham gia trải nghiệm diễn đạt sẽ giúp trẻ kết nối ngôn ngữ với cuộc sống thường ngày sẽ giúp bài học của trẻ trở nên phong phú, bớt nhàm chán.
Đầu vào ngôn ngữ
Làm thế nào để đạt được ngôn ngữ cho học sinh
Nhà ngôn ngữ học Stephen Krashen được biết đến với việc phát triển Thuyết đầu vào của việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Trong bối cảnh này, “đầu vào” chính nghĩa là chương trình giảng dạy ngôn ngữ. Krashen đã viết rằng chỉ cần giảng dạy ở bất kỳ mức độ khó nào là không đủ: đầu vào mà học sinh nhận được phải dễ hiểu. Nói cách khác, chương trình giảng dạy phải phù hợp với trình độ hiện tại của trẻ và thử thách trẻ bằng các hoạt động và chỉ vượt quá 1 cấp độ hiện tại của trẻ. Nếu kiến thức quá cao siêu với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mất hứng và khó tham gia vào bài học. Để đảm bảo rằng học sinh cảm thấy có động lực học tập, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ cảm thấy mình có khả năng để theo kịp bài học.
Tính cách học sinh
Học sinh hướng nội hay hướng ngoại?
Tính cách của học sinh có thể ảnh hưởng đến cách trẻ học ngoại ngữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ hướng nội mất nhiều thời gian hơn để tiếp thu một ngôn ngữ vì chúng ngại mắc lỗi hơn. Mặt khác, những đứa trẻ hướng ngoại dễ dàng tham gia và tìm hiểu các kiến thức mới học hơn. Để đảm bảo rằng cả hai loại tính cách đều thành công, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường nơi học sinh hiểu rằng sai lầm là một phần của quá trình học tập và là chính bản thân bé tuyệt vời hơn cố gắng trở thành một hình mẫu nào đó.
Độ tuối
Ở độ tuổi nào thì nên bắt đầu học ngoại ngữ?
Mặc dù học sinh ở mọi độ tuổi đều có thể học ngoại ngữ, nhưng một số khía cạnh cho rằng độ tuổi cũng có ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ dần khó phát âm chuẩn hay tuổi càng lớn thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ chậm hơn, việc bắt đầu tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì càng tốt cho trẻ.
Chương trình học
Chương trình học tiếp cận việc học ngôn ngữ ở trẻ theo hướng nào?
Yếu tố cuối cùng trong việc học ngôn ngữ là chương trình học. Chương trình học giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ mới một cách tự nhiên hay ép buộc? Ngoài kỹ năng ngôn ngữ, khi học một ngoại ngữ mới, trẻ được rèn luyện thêm những kỹ năng gì để đáp ứng yêu cầu của tương lai. Khung kỹ năng học tập thế kỷ 21 – P21 Framework – được sử dụng như thế nào trong việc giảng dạy và phát triển năng lực học tập và năng lực ngôn ngữ ở trẻ?
Ra đời với sứ mệnh “kiến tạo một môi trường học tập không chỉ vui tươi mà còn năng động, đầy hứng thú cho các em”, MaySchool hiểu rằng 9 yếu tố này quan trọng như thế nào để giúp trẻ nhanh chóng chiếm lĩnh ngôn ngữ một cách hiệu quả. Mỗi thầy-cô, mỗi nhân viên ở MaySchool luôn nỗ lực để mỗi ngày trẻ đến MaySchool là một ngày học thật vui và hiệu quả.